Tài liệu Phát Triển Ứng Dụng Tương Tác Cao Với Windows Presentation Foundation

<<Quay lại                                                                                         WPF ogo

Giới thiệu tài liệu Phát Triển Ứng Dụng Tương Tác Cao Với Windows Presentation Foundation 

Học liệu ”Phát Triển Ứng Dụng Tương Tác Cao Với Windows Presentation Foundation (WPF)” là bộ bài giảng được phân theo từng mảng của WPF. Mỗi bài giảng là về cách sử dụng một thành phần trong WPF. Nội dung có các đoạn mã và ví dụ cụ thể, thực hành ngay. Cuối mỗi bài giảng là câu hỏi và bài tập ôn tập. Học liệu cung cấp đầu đủ nội dung để có thể nắm được các thành phần để xây dựng một ứng dụng có giao diện đẹp và vận hành hiệu quả nhờ WPF.WPF, viết tắt của Windows Presentation Foundation, là hệ thống API mới hỗ trợ việc xây dựng giao diện đồ hoạ trên nền Windows. Được xem như thế hệ kế tiếp của WinForms, WPF tăng cường khả năng lập trình giao diện của lập trình viên bằng cách cung cấp các API cho phép tận dụng những lợi thế về đa phương tiện hiện đại. Là một bộ phận của .NET Framework 3.0, WPF sẵn có trong Windows Vista và Windows Server 2008. Đồng thời, WPF cũng có thể hoạt động trên nền Windows XP Service Pack 2 hoặc mới hơn, và cả Windows Server 2003.

 Ứng dụng WPF

     Ứng dụng xây dựng bằng WPF 

WPF được xây dựng nhằm vào ba mục tiêu cơ bản: • Cung cấp một nền tảng thống nhất để xây dựng giao diện người dùng.• Cho phép người lập trình và người thiết kế giao diện làm việc cùng nhau một cách dễ dàng.• Cung cấp một công nghệ chung để xây dựng giao diện người dùng trên cả Windows và trình duyệt Web.

Đề cương tài liệu Phát Triển Ứng Dụng Tương Tác Cao Với Windows Presentation Foundation
Bài mở đầu: Tổng quan về WPF (Windows Presentation Foundation)
1. Giao diện người dùng hiện đại và những thách thức
2. WPF là gì?
1.1 Nền tảng thống nhất để xây dựng giao diện người dùng
1.2 Khả năng làm việc chung giữa người thiết kế giao diện và lập trình viên
1.3 Công nghệ chung cho giao diện trên Windows và trên trình duyệt Web
3. Các thành phần của WPF
3.1 Layout và Control
3.2 Style và Template
3.3 Text
3.4 Văn bản
3.5 Hình ảnh
3.6 Video và Âm thanh
3.7 Đồ họa hai chiều
3.8 Đồ họa ba chiều
3.9 Móc nối dữ liệu
4. Công cụ phát triển WPF
4.1 Microsoft Visual Studio - Công cụ cho lập trình viên
4.2 Microsoft Expression Design – Công cụ cho người thiết kế
5. Ứng dụng đầu tiên với WPF – Hello World
5.1 Tạo ứng dụng WPF
5.2 Tạo ứng dụng Hello World bằng code C#
5.3 Tạo ứng dụng Hello World bằng XAML
Câu hỏi ôn tập
Tài liệu tham khảo
Bài 1: Bố trí giao diện trong ứng dụng WPF
1 Giới thiệu chung
2 Các dạng Panel thông dụng
2.1 StackPanel
2.2 WrapPanel
2.3 DockPanel
2.4 Canvas
2.5 Grid
Câu hỏi ôn tập
Tài liệu tham khảo
Bài 2: Các điều khiển (control) cơ bản của WFP
1. Tổng quan về tạo lập các điều khiển với WPF
2. Các điều khiển cơ bản trong WPF
1.1 LABEL - Nhãn
1.2 TextBox – Hộp soạn thảo
1.3 Button – Nút bấm
1.4 Radio Button và CheckBox
1.5 ListBox - Hộp danh sách
1.6 ComboBox - hộp danh sách thả xuống
3. Ví dụ xây dựng các control trong WPF
3.1 Tạo ứng dụng WPF
3.2 Mã XAML của giao diện
3.3 Mã lệnh C# xử lý các sự kiện nhấn nút
Bài 3: Các điều khiển nâng cao trong ứng dụng WPF
1 Hộp lựa chọn phông chữ (Font Chooser)
2 Hộp danh mục ảnh (Image ListBox)
2.1 Thêm dữ liệu ảnh vào tài nguyên của project
2.2 Xây dựng mã XAML
3 Hộp mở rộng (Expander)
4 Hộp soạn văn bản đa năng (RichTextBox)
4.1 Chức năng cơ bản
4.2 Giao diện Command
Câu hỏi ôn tập
Tài liệu tham khảo
Bài 4: Thực đơn (Menu) và thanh công cụ (Toolbar) - WPF
1. Xây dựng thực đơn và sử dụng thực đơn
1.1 Xây dựng thực đơn với các Menu Item đơn giản
1.2 Menu Item với trạng thái Checked và Unchecked
1.3 Menu Item với biểu tượng hình ảnh
2. Xây dựng và sử dụng thanh công cụ (Toolbar)
2.1. Nút công cụ thông thường
2.2. Nút công cụ có trạng thái
3. Ví dụ tổng hợp về xây dựng Menu và Toolbar
3.1 Tạo ứng dụng WPF
3.2 Mã XAML của giao diện
3.3 Mã lệnh C# xử lý các sự kiện
Câu hỏi ôn tập
Tài liệu tham khảo
Bài 5: Thực đơn ngữ cảnh (Context Menu) và thanh trạng thái (Status Bar)
1. Xây dựng thực đơn ngữ cảnh
1.1 Xây dựng thực đơn ngữ cảnh riêng biệt
1.2 Thực đơn ngữ cảnh chia sẻ (Shared Context Menu)
2. Xây dựng và sử dụng thanh trạng thái (StatusBar)
2.1. Thanh trạng thái với các phần tử văn bản
2.2. Thanh trạng thái với phần tử là thanh tiến trình (Progress Bar)
2.3. Thanh trạng thái với phần tử là hình ảnh
2.4. Mã lệnh tổng hợp của thanh trạng thái
Câu hỏi ôn tập
Tài liệu tham khảo
Bài 6: Xử lý sự kiện và lệnh trong WPF
1. Xử lý sự kiện trong WPF
1.1. Sự kiện
1.2. Đơn vị xử lý sự kiện
1.3 Sự kiện có định tuyến
2. Lệnh (Command) trong WPF
2.1 Lệnh là gì?
2.2 Những khái niệm chính trong hệ thống lệnh của WPF
2.3 Lệnh có định tuyến
2.4 Một ví dụ về sử dụng lệnh trong WPF
2.5 Lệnh tự tạo
Câu hỏi ôn tập
Tài liệu tham khảo
 Bài 7: Kiểu hiển thị (Style) và khuôn mẫu (Template)
1. Giới thiệu về Kiểu hiển thị (Style)
1.1. Các thành phần thuộc tính trong Style
1.2 Một ví dụ đầy đủ về sử dụng Style
2. Giới thiệu về Khuôn mẫu (Template)
2.1 ControlTemplate
2.2 DataTemplate
Câu hỏi ôn tập
Tài liệu tham khảo
Bài 8: Đồ họa hai chiều trong WPF (2D - Graphics)
1. Các đối tượng đồ họa cơ bản - Shape
1.1 Đoạn thẳng (Line)
1.2 Chuỗi đoạn thẳng (Polyline)
1.3 Hình chữ nhật (Rectangle)
1.4 Hình elip (Ellipse) và hình tròn (Circle)
1.5 Đa giác (Polygon)
2. Sử dụng chổi tô - Brush
2.1. Tô màu đồng nhất – Solid Color
2.2. Tô đổ màu theo định hướng tuyến tính – Linear Gradient Color
2.3. Tô đổ màu theo bán kính hình tròn – Radial Gradient
2.4. Tô bằng ảnh Bitmap – Radial Gradient
2.5. Thiết lập độ mờ của chổi tô - Opacity
3. Biến đổi hình học – Transform
Câu hỏi ôn tập
Tài liệu tham khảo
Source codes